GAN VÀ 10 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH GAN THƯỜNG GẶP

Gan là một cơ quan của các động vật có xương sống, bao gồm cả con người. Cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một  số các chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ưng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt cơ thể mà thôi.

1. Chức năng của Gan 

Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể cùng một lúc tiếp nhận máu từ 2 nguồn khác nhau: 30% từ tim và 70% từ tĩnh mạch cửa (portal vein). Màu từ tim với các dưỡng khí và nhiên liệu sẽ nuôi dưỡng các tế bào gan. Máu đến từ tĩnh mạch cửa nhận máu từ những cơ quan như dạ dày, lá lách, tụy tạng, túi mật, ruột non, ruột già, cũng như các cơ quan khác nhau trong bụng. Vì gan là cơ quan đầu tiên, tiếp nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau từ hệ thống  tiêu hóa, gan đã trở thành “nhà máy lọc máu” chính và quan trọng nhất trong cơ thể. Thức ăn và tất cả các nhiên liệu, vì thế , sẽ phải đi qua gan trước để được thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân chính mà ung thư từ nhiều cơ quan và bộ phận khác có thể lan sang gan một cách dễ dàng.

 

Vị trí của gan trong cơ thể con người

2. Vai trò quan trọng của Gan

a, Chức năng chuyển hóa

  • Chuyển hóa glucid

Glucid cung cấp năng lượng sống cho cơ thể (nó đảm bảo 2/3 toàn bộ năng lượng sống trong cơ thể). Chuyển hóa glucid tại gan thông qua quá trình tổng hợp glycogen dự trữ cho cơ thể và tăng phân giải glycogen cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Vai trò quan trọng của gan

  • Chuyển hóa lipid

Chuyển hóa lipid chủ yếu xảy ra ở gan. Các acid béo đến gan phần lớn tổng thợp thành triglyceride, phospholipid, cholesterol ester. Từ các chất này gan tổng hợp tạo lipoprotein và đưa vào máu để vận chuyển đến các tổ chức, tế bào khắp cơ thể.

  • Chuyển hóa protid

Protein được dự trữ ở gan dưới dạng nhiều protein enzyme và một số protein chức năng. Các protein này khi phân giải sẽ tạo thành các acid amin đưa vào máu cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.

b, Chức năng chống độc

Gan thực hiện chức năng chống độc bằng 2 cách như sau:

  • Bằng các phản ứng hóa học: đây là cơ chế chủ yếu để biến các chất độc hại thành các chất không độc hoặc ít độc hơn rồi đào thải qua đường thận. Các phản ứng hóa học bao gồm: phản ứng tạo ure, phản ứng liên hợp và phản ứng oxy hóa khử.
  • Bằng cách cố định và thải trừ một số kim loại nặng, các chất màu đến gan sẽ bị giữ lại không biến đổi gì và đào thải ra ngoài qua đường mật.

 

c, Chức năng tạo mật

Mật được sản xuất liên tục từ tế bào gan và được dự trữ cô đặc ở túi mật rồi từ đó được bơm xuống  ruột non trong các bữa ăn. Mật có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn tan trong dầu, giúp hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

d, Chức năng dự trữ

  • Dự trữ các vitamin tan trong dầu : Gan vừa có tác dụng làm tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu nhờ chức năng bài tiết mật, vừa là nơi dự trữ các vitamin ấy. Một số vitamin tan trong dầu được dự trữ tại gan như : vitamin A, vitamin D, vitamin E ..
  • Dự trữ vitamin B12: Vitamin B12 sau khi được hấp thụ sẽ được vận chuyển về gan và dự trữ ở đó rồi được giải phóng dần cho cơ thể sử dụng. Lượng dự trữ vitamin B12 ở gan rất lớn, có thể dùng cho cơ thể khoảng 2 năm ở điều kiện bình thường .
  • Dự trữ sắt: Sắt được dự trữ tại gan dưới dạng liên kết với apoferritin. Từ gan, sắt được vận chuyển dần tới tủy xương, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu.
  • Dự trữ máu: gan là cơ quan nhận được nhiều máu nhất trong cơ thể. Do đặc điểm cấu tạo của gan, các tế bào nội mạc của các xoang mạch nam hoa không gắn chăt vào nhau mà chỉ xếp chồng lên nhau, khiến cho các xoang này dễ giãn và giãn to hơn bình thường và như vậy sẽ chứa được nhiều máu hơn ở các mạch khác trong cơ thể, thực hiện chức năng dự trữ máu.

3. Những nguy cơ tổn thương gan

Những bữa ăn thiếu sự cân bằng với lượng dư lipid (dầu, mỡ…), những món ăn kém vệ sinh, thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá…, lao động quá sức, việc sử dụng các thuốc như thuốc kháng lao, kháng virus, quá liều paracetamol… hay những công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại đều là những yếu tố nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của lá gan, gây suy giảm chức năng gan.
Nếu không biết cách bảo vệ, những căn bệnh mà lá gan bạn sẽ mắc phải có thể kể đến: rối loạn chức năng gan, viêm gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm siêu vi hay những căn bệnh phức tạp và rất nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…

4. Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Gan

Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Gan

• Rối loạn giấc ngủ
• Chán Ăn, Khó Tiêu, Dễ Buồn Nôn
• Cơ Thể Thường Xuyên Mệt Mỏi
• Nước Tiểu Sẫm Màu
• Vàng Da
• Ngứa Da
• Đau Bụng
• Mất Phương Hướng, Đãng Trí
• Chỉ Số Men Gan Cao
• Cơ Thể Phù Nề, Bụng Lớn

5. Cần làm gì để tăng cường bảo vệ gan

Cần làm gì để bảo vệ gan khỏe mạnh

• Tập thể dục tăng cường sức khỏe, kiểm soát trọng lượng cơ thể
• khám và kiểm tra định kỳ
• Chế độ dinh dưỡng phù hợp
• Ăn nhiều ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi có chứa chất xơ
• Tránh xa các chất kích thích có nồng độ cồn cao
Gan là người hùng thầm lặng, nhưng hầu hết chúng ta đang đối xử vô vùng tệ bạc với nó, để rồi gan bị tổn thương nghiêm trọng và đến từ rất sớm. Khi gan đã bị suy mạn hay ung thư, tiên lượng thường vô cùng kém. Vì vậy hãy bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, loại bỏ những thói quen gây hại và xây dựng một lối sống lành mạnh từ hôm nay bạn nhé !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0420608665238
chat-active-icon